Đơn vị chúng tôi là đơn vị thi công hệ thống PCCC tại 1 trường học được xây dựng mới tại quận Long Biên, thành phố Hà Nội. Chúng tôi thi công hoàn toàn theo bản vẽ thiết kế. Nhưng trong quá trong quá trình thi công: 1) Một vài khối lượng ít hơn so với khối lượng hợp đồng và dự toán. Vì vậy, khi chúng tôi nộp hồ sơ quyết toán, bên phía cán bộ phòng thẩm định của CĐT không cho chúng tôi quyết toán theo khối lượng hợp đồng, mà yêu cầu chỉ cho quyết toán theo khối lượng thực tế. 2) Một vài khối lượng vượt nhiều lần so với khối lượng đã ký trong hợp đồng. Nhưng cán bộ phòng thẩm định của CĐT không đồng ý cho chúng tôi quyết toán theo khối lượng thực tế, mà yêu cầu chỉ cho quyết toán theo khối lượng hợp đồng. 3) Có một vài hạng mục không có trong hợp đồng, nhưng lại có thể hiện trên bản vẽ thiết kế: đơn vị chúng tôi cũng đã thi công xong. Nhưng CĐT yêu cầu làm phát sinh khối lượng, kèm đơn giá mới thì mới cho làm hồ sơ quyết toán. 4) Hồ sơ quyết toán: chúng tôi đã làm đủ và đúng theo nội dung hợp đồng đã ký kết, các quy định tại Điều 22 Nghị định 37/2015/NĐ-CP (sửa đổi bởi khoản 7 Điều 1 Nghị định 50/2021/NĐ-CP) và các quy định của pháp luật có liên quan áp dụng cho hợp đồng nhưng cán bộ phụ trách của CĐT không đồng ý xác nhận. Vậy cán bộ phụ trách của CĐT đang làm đúng hay sai? và xin hướng dẫn của Vụ kinh tế xây dựng để đơn vị chúng tôi hoàn tất quyết toán công trình.
Phạm Xuân Thăng
(phamxuanthang.th@gmail.com) -
Theo đoạn g, điểm D.2 phụ lục D của QCVN 06:2022/BXD có nêu : g) Từ mỗi gian phòng liên thông với buồng thang bộ không nhiễm khói, hoặc từ mỗi gian phòng không có thông gió tự nhiên khi có cháy sau: - Diện tích từ 50m2 trở lên, thường xuyên hoặc nhất thời tập trung đông người (số lượng hơn 1 người trên 1m2 sàn, không tính diện tích chiếm chỗ của các thiết bị, vật dụng);
Tôi xin hỏi: Gian phòng không có thông gió tự nhiên có diện tích 50m2 nêu trên áp dụng cho mọi công năng (gian phòng kho, gian phòng xưởng, gian phòng thương mại, gian phòng hành chính...) hay chỉ áp dụng đối với công năng văn phòng?
Long
(Congiongtomtt@gmail.com) -
Tôi kết hôn với chồng tôi là người nước ngoài, vậy xin cho tôi hỏi, tôi có được đứng tên một mình mua nhà ở xã hội không (tôi đủ điều kiện mua nhà ở xã hội)?
Nguyễn Thị Tuyết
(chickyhousebn@gmail.com) -
Dự án đầu tư công đã được phê duyệt dự án, tuy nhiên, trong quá trình trình kế hoạch đấu thầu chủ đầu tư nhận thấy khi duyệt dự án thiếu 1 gói thầu (ví dụ như chi phí rà phá bom mìn). Vậy dự án này chủ đầu tư có được duyệt dự toán sơ bộ gói thầu (rà phá bom mìn) không? để có cơ sở trình kế hoạch đấu thầu thiết kế bản vẽ thi công? Hay phải điều chỉnh lại quyết định duyệt dự án để bổ sung lại chi phí rà phá bom mìn, mới trình lại được gói thầu rà phá bom mìn? Trong lúc thiết kế bản vẽ thi công tôi có thể thêm gói thầu (rà phá bom mìn) vào được không?
Mai Bá Sỹ
(maibasy98@gmail.com) -
Nội dung điểm b, khoản 4, Điều 18, Nghị định 175/2024/NĐ-CP như sau: "Kiểm tra tính đầy đủ của hồ sơ thiết kế cơ sở về thực hiện thiết kế phòng cháy chữa cháy; kiểm tra việc đáp ứng quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật về phòng cháy chữa cháy do nhà thầu tư vấn thiết kế đề xuất, tư vấn thẩm tra đánh giá về về đảm bảo an toàn phòng cháy và chữa cháy theo quy định pháp luật về phòng cháy chữa cháy và cứu nạn cứu hộ;".
Vậy việc "đáp ứng quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật phòng cháy chữa cháy" được đánh giá trên trên các phương diện nào? và đánh giá "đáp ứng" ở mức độ nào? Vì nội dung thiết kế cơ sở (điều 38, Nghị định này) chỉ thể hiện được giải pháp thiết kế, các thông số kỹ thuật chủ yếu, không thể đảm bảo đáp ứng TOÀN BỘ những quy định chi tiết trong Quy chuẩn. Khi đó "tính đầy đủ của hồ sơ thiết kế cơ sở về thực hiện thiết kế phòng cháy chữa cháy" được hiểu như thế nào?
Trần Hải
(tuyendung.vat@gmail.com) -
Kính gửi Bộ Xây dựng, Tôi có trường hợp sau mong BXD giải đáp giúp tôi: Trên địa bàn xã hiện có công trình trường tiểu học và trung học cơ sở hiện đã xuống cấp nghiêm trọng, có dấu hiệu nguy hiểm, không đảm bảo an toàn cho khai thác sử dụng. Công trình xây dựng và được đưa vào sử dụng từ năm 2003, hiện đã thực hiện kiểm định và có báo cáo đánh giá an toàn công trình (theo Điều 38 Nghị định số 06/2021/NĐ-CP ngày 26/01/2021 của Chính phủ quy định chi tiết một số nội dung về quản lý chất lượng, thi công xây dựng và bảo trì công trình xây dựng) theo đó đơn vị tư vấn kiểm định đánh giá an toàn kết luận công trình không đảm bảo khả năng chịu lực, cần được phá dỡ. Sau khi xác nhận kết quả đánh giá an toàn công trình, Ủy ban nhân dân xã đã gửi báo cáo kết quả đánh giá an toàn công trình đến Ủy ban nhân dân tỉnh để tiếp nhận, xem xét và cho ý kiến về kết quả đánh giá an toàn công trình (Quy định tại Khoản 4, Điều 39 Nghị định số 06/2021/NĐ-CP ngày 26/01/2021 của Chính phủ). UBND tỉnh đã ủy quyền cho UBND huyện quyết định việc phá dỡ công trình (Theo Điểm b, Khoản 2, Điều 42 Nghị định số 06/2021/NĐ-CP ngày 26/01/2021 của Chính phủ). Vậy trong trường hợp này, phòng Kinh tế và Hạ tầng huyện hay phòng Tài Chính Kế hoạch huyện sẽ là đơn vị thẩm định, tham mưu cho UBND huyện quyết định phá dỡ, thanh lý tài sản công là công trình nêu trên trong trường hợp công trình đủ điều kiện để phá dỡ. Kính mong Bộ Xây dựng xem xét hướng dẫn trình tự, thẩm quyền và giải đáp giúp tôi thắc mắc trên.
Ngô Thị Hạnh
(hanh.mam.hau@gmail.com) -
|